Home 2012 July 31 Luận về Nạp Âm Ngũ Hành

Luận về Nạp Âm Ngũ Hành

Luận về Nạp Âm Ngũ Hành








Âm dương

Can tượng trưng cho trời, Chi tượng trưng cho đất. Can Chi kết hợp để tạo nên hệ đếm Can Chi gồm 60 sự kết hợp còn gọi là lục thập hoa giáp. Sự kết hợp của Can và Chi sẽ tạo thành một Ngũ Hành khác biệt, dùng để luận đoán bản chất của sự kết hợp vận động của vật chất, cụ thể là hai khí âm dương trong quá trình hình thành vũ trụ và thế giới tự nhiên. Cụ thể như sau:

Giáp Tí-Ất Sửu là Hải Trung Kim. Tí thuộc Thuỷ lại là cái hồ, lại là đất vượng của Thuỷ, kiêm Kim tử ở Tí, Mộ ở Sửu, Thuỷ vượng mà Kim tử Mộ, vì vậy đặt là Hải Trung Kim (vàng dưới biển).

Bính Dần-Đinh Mão là Lô Trung Hỏa, Dần là tam Dương, Mão là tứ Dương (thuộc quẻ Đại Tráng của 12 quẻ tiêu tức) nên Hỏa đã đắc địa, lại được Mộc của Dần Mão mà sinh ra như thế thời đó trời đất như mở lò ra, vạn vật bắt đầu sinh vì vậy gọi là Lô Trung Hỏa (lửa trong lò).

Mậu Thìn-Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc. Thìn là chốn thôn dã. Tỵ là lục Dương (thuần Dương, Tỵ là quẻ Càn của 12 quẻ tiêu tức), Mộc đến lục Dương thì cành tốt tươi, lá rậm rạp phong phú. Lấy sự tốt tươi thịnh vượng của Mộc mà vốn ở chốn thôn dã, vì vậy đặt là Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn).

Canh Ngọ-Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ, Mộc ở trong Mùi (vì Mùi tàng Can Ất) mà sinh vượng Hỏa của ngôi vị Ngọ. Hỏa vượng thì Thổ bị đốt khô đi, Mùi có thể nuôi nấng vạn vật, giống như lộ bàng thổ, vì vậy đặt là Lộ Bàng Thổ (đất bên đường).

Nhâm Thân-Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã sinh vượng thì thành cương (là thép) vậy, cương thì vượt hơn ở kiếm phong, vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim (kim mũi kiếm).

Giáp Tuất-Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa. Tuất Hợi là thiên Môn, Hỏa chiếu thiên môn, ánh sáng của nó lên rất cao, chí cao vô thượng, vì vậy đặt là Sơn Đầu Hỏa (lửa đầu núi).

Bính Tí-Đinh Sửu là Giản Hạ Thuỷ. Thuỷ vượng ở Tí, suy ở Sửu, vượng mà lật lại là suy thì không thể là giang hà (sông lớn) được, vì vậy đặt là Giản Hạ Thuỷ (nước dưới khe).

Mậu Dần-Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ. Thiên Can Mậu Kỷ thuộc thổ của Dần là Cấn sơn, thổ tích lại mà thành núi, vì vậy đặt là Thành Đầu Thổ (đất đầu thành).

Canh Thìn-Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim (hợp Kim của thiếc và chì), Kim Dưỡng ở Thìn, Sinh ở Tỵ hình chất mới sơ thành, chưa thể vững chắc ích lợi được, vì vậy đặt là Bạch Lạp Kim (kim trong nến).

Nhâm Ngọ-Quý Mùi là Dương Liễu Mộc. Mộc Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Mộc đã Tử Mộ tuy được Thuỷ của Thiên Can Nhâm Quý sinh để sống, chung lại là nhu nhược, vì vậy đặt là Dương Liễu Mộc (cây dương liễu).

Giáp Thân-Ất Dậu là Tỉnh Tuyền Thuỷ. Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã vượng thì Thuỷ do đó sinh ra, như vậy là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa lớn, vì vậy đặt là Tỉnh Tuyền Thuỷ (nước dưới suốâi).

Bính Tuất-Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi là thiên môn, Hỏa đốt cháy ở trên thì Thổ không ở dưới mà sinh ra được, vì vậy đặt là Ốc Thượng Thổ (đất trên nóc nhà).

Mậu Tí-Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa. Sửu Tí thuộc Thuỷ, Thuỷ cư ở chính vị mà nạp âm chính là Hỏa, Hỏa ở trong Thuỷ nếu không phại là Thần Long thì không thể làm được, vì vậy đặt là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét).

Canh Dần-Tân Mão là Tùng Bách Mộc. Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Mão, Mộc đã vượng thì không thể nhu nhược được, vì vậy đặt là Tùng Bách Mộc (gổ cây tùng, bách).

Nhâm Thìn-Quý Tỵ là Trường Lưu Thuỷ. Thìn là Mộ của Thuỷ, Tỵ là nơi Kim Sinh, Kim sinh thì Thuỷ tính đã giữ lại, lấy Mộ Thuỷ mà gặp sinh Kim thì nguồn suối không cạn, vì vậy đặt là Trường Lưu Thuỷ (nước nguồn).

Giáp Ngọ-Ất Mùi là Sa Thạch Kim. Ngọ là đất Hỏa Vượng, Hỏa vượng thì Kim chảy ra, Mùi là đất Hỏa Suy, Hỏa suy thì Kim Quan Đái. Hỏa Suy mà Kim Quan Đái thì Mùi có thể thịnh mãn, vì vậy đặt là Sa Thạch Kim (kim trong cát).

Bính Thân-Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa. Dậu là cửa nhập của nhật (mặt trời lặn), nhật đã đến ở thời đó thì ánh sáng tàng ẩn, vì vậy đặt là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi).

Mậu Tuất-Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc. Tuất nguyên là chốn thôn dã, Hợi là đất Mộ sinh ra, Mộc sinh ra ở chốn thôn dã thì không thể là một rễ cây, một gốc cây, vì vậy đặt là Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng).

Canh Tí-Tân Sửu là Bích Thượng Thổ. Sửu tuy là chính vị nhà của Thổ, mà Tí là đất của Thuỷ vượng, Thổ gặp Thuỷ nhiều thành là bùn, vì vậy đặt là Bích Thượng Thổ (đất trên vách).

Nhâm Dần-Quý Mão là Kim Bạc Kim. Dần Mão là đất của Mộc vượng, Mộc vượng thì Kim gầy yếu; lại nữa, Kim Tuyệt ở Dần, Thai ở Mão. Kim đã vô lực vì vậy đặt là Kim Bạc Kim (kim pha bạc).

Giáp Thìn-Ất Tỵ là Phú Đăng Hỏa. Thìn là thực thời (giờ ăn), Tỵ là ở trong khu vực, trong tướng của nhật, Dương rực rỡ, thế sáng sủa, phong quang ở thiên hạ, vì vậy đặt là Phú đăng Hỏa (lửa đèn lồng).

Bính Ngọ-Đinh Mùi là Thiên Hà Thuỷ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, mà nạp âm chính là Thuỷ, Thuỷ từ Hỏa xuất ra, nếu không phải là ngân hà thì không thể có nước nầy, vì vậy đặt là Thiên Hà Thuỷ (nước trên ngân hà, nước sông trên trời).

Mậu Thân-Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ. Thân là Khôn, Khôn là địa, Đậu là Đoài, Đoài là trạch (đầm). Thổ của Mậu Kỷ gia lên trên địa trạch nầy chẳng phải cái nào khác là Thổ phù bạc, vì vậy đặt là Đại Dịch Thổ (khu đất rộng lớn).

Canh Tuất-Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim. Kim đến Tuất mới Suy, đến Hợi mới Bệnh thì đúng thật là nhu vậy, vì vậy đặt là Thoa Xuyến Kim (kim trâm thoa hay vàng trang sức).

Nhâm Tí-Quý Sửu là Tang Chá Mộc. Tí thuộc Thuỷ, Sửu thuộc Kim, Thuỷ sinh Mộc còn Kim khắc Mộc (Mộc mới sinh thì yếu giống như cây tang chá), vì vậy đặt là Tang Chá Mộc (gỗ cây dâu).

Giáp Dần-Ất Mão là Đại Khê Thuỷ, Dần là góc Đông Bắc, Mão là chính Đông, Thuỷ chảy chính Đông (“chúng thuỷ triều Đông” – muôn nhánh sông đều chảy về phương Đông) thì thuận tính nó, nên sông suối, khe, ao, đầm, hồ đều hợp với nhau mà quay trở về, vì vậy đặt là Đại Khê Thuỷ (nước ở khe lớn, nước lũ).

Bính Thìn-Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ. Thổ Mộ ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ mà Hỏa của Thiên Can Bính Đinh đến Thìn là Quan Đái, đến Tỵ là Lâm Quan, Thổ đã Mộ Tuyệt, vượng Hỏa quay lại sinh Thổ, vì vậy đặt là Sa Trung Thổ (đất lẫn trong cát).

Mậu Ngọ-Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, Mộc ợ trong Mùi lại phục sinh, tính Hỏa cháy ở trên, lại gặp sinh địa, vì vậy đặt là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời).

Canh Thân-Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc. Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8, thời ấy thì là Mộc tuyệt vậy, duy mộc của thạch lựu, trái lại bền chắc, vì vậy đặt là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây thạch lựu).

Nhâm Tuất-Quý Hợi là Đại Hải Thuỷ. Thuỷ Quan Đái ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi, Thuỷ vượng thì lực hậu (dầy), kiêm Hợi là giang (sông lớn) nên lực mạnh thế tráng, không phải Thuỷ ấy thì không thể như thế, vì vậy đặt là Đại Hải Thuỷ (nước trong biển lớn).

Author: Tuấn Kiệt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *