Home 2017 June 03 Câu hỏi : Xin thầy hãy giải thích thêm về sự giải thoát trong Mật Tông, chẳng hạn như giải thoát qua sự nhìn ngắm, giải thoát qua sự lắng nghe. Sau khi đã gặp được một trong những sự giải thoát

Câu hỏi : Xin thầy hãy giải thích thêm về sự giải thoát trong Mật Tông, chẳng hạn như giải thoát qua sự nhìn ngắm, giải thoát qua sự lắng nghe. Sau khi đã gặp được một trong những sự giải thoát trên thì có khả năng chúng ta còn tiếp tục bị đọa xuống cõi thấp không?Câu hỏi : Xin thầy hãy giải thích thêm về sự giải thoát trong Mật Tông, chẳng hạn như giải thoát qua sự nhìn ngắm, giải thoát qua sự lắng nghe. Sau khi đã gặp được một trong những sự giải thoát

Câu hỏi : Xin thầy hãy giải thích thêm về sự giải thoát trong Mật Tông, chẳng hạn như giải thoát qua sự nhìn ngắm, giải thoát qua sự lắng nghe. Sau khi đã gặp được một trong những sự giải thoát trên thì có khả năng chúng ta còn tiếp tục bị đọa xuống cõi thấp không?Câu hỏi : Xin thầy hãy giải thích thêm về sự giải thoát trong Mật Tông, chẳng hạn như giải thoát qua sự nhìn ngắm, giải thoát qua sự lắng nghe. Sau khi đã gặp được một trong những sự giải thoát

Chúng sinh nào nhìn thấy những tấm thẻ có câu minh chú trong kinh Đại Vũ này là cũng đã từng tích lũy công đức trong nhiều kiếp chứ không phải chỉ mới đây.

Chư Phật có rất nhiều cách để cứu giúp chúng sinh, đặc biệt là những chúng sinh không có được thân người, không có được cơ hội thực hành giáo Pháp, như loài vật chẳng hạn. Ví dụ, những loài vật nhìn thấy câu chú trên tấm thẻ này có thể sẽ được sinh về cõi thiên. Rồi sau đó dần dần ác nghiệp giảm bớt thì họ sẽ sinh về cõi người và có thể gặp Phật pháp nhờ chính nhân duyên hy hữu này. Khi được nhìn thấy minh chú này thì sẽ không bị đọa cõi thấp kiếp sau; tuy nhiên dù có lên được cõi cao thì vẫn không có nghĩa là họ sẽ thoát khổ vì mỗi cõi của luân hồi đều có những khổ đau riêng. Cõi thấp hay cõi cao thì chúng ta cũng đều bị đau khổ cả vì chúng ta đã tạo ra rất nhiều ác nghiệp .

Có người nói rằng khi họ được nhìn câu minh chú đó, họ không thấy có thay đổi, hay lợi lạc gì cả, như vậy nghĩa là sao. Thật ra có sự thay đổi nhưng nó ngấm ngầm; họ không thấy được bởi nghiệp của họ quá sâu dày. Họ không nhìn thấy được bằng mắt phàm, họ không nhìn thấy được những sự thay đổi bên dưới bề mặt. Giống như ngọn núi phủ đầy tuyết trắng. Mặt trời chiếu ánh nắng vào những lớp tuyết và tuyết có tan chảy đi từng chút, từng chút một. Nhưng vì núi tuyết quá dày nên ta không nhìn thấy sự tan chảy của những lớp tuyết bên dưới.

Những người nhẹ nghiệp chỉ có một lớp tuyết mỏng thôi chứ không phải cả núi tuyết lớn. Vì vậy họ có thể thấy rõ sự biến đổi như những lớp tuyết mỏng tan đi. Đối với những người đó thì sự chuyển hóa dễ nhận thấy hơn nhiều. Tâm họ trong sáng hơn, trí tuệ bừng nở, tình thương yêu rộng lớn, mạnh mẽ hơn. Đó là những dấu hiệu cho thấy họ tịnh hóa được nghiệp nhờ những phương tiện mà Chư Phật đã ban cho. Nhưng không phải tất cả chúng sinh đều giống nhau. Đa phần chúng sinh là những núi tuyết khổng lồ, nên ta không nhìn thấy sự thay đổi, sự chuyển hóa. Nhưng thật ra thì có thay đổi, tuy rất nhỏ và chậm.

Có nhiều loại chướng ngại nhưng chướng ngại tệ hại nhất vẫn luôn là tâm chấp ngã. Chấp ngã càng nhiều, tâm vị kỷ càng lớn thì chướng ngại càng nặng. Tất cả mọi phiền não, mọi đau khổ, mê mờ đều từ đó mà ra. Tâm từ bi, tình thương yêu của chư Phật dành cho chúng ta quả là mênh mông không bờ bến nên các Ngài muốn giúp cho chúng ta có nhiều phương tiện để hóa giải tâm chấp ngã đó. Bởi vậy mà ta nương vào tình thương yêu của Chư Phật và phương tiện cứu độ của các Ngài. Nhưng tựu chung thì chướng ngại to lớn nhất vẫn là tâm chấp ngã và phương tiện hiệu quả nhất mà chúng ta có thể áp dụng là phát triển tình yêu thương cho tất cả chúng sinh. Đó là pháp đối trị quan trọng nhất cho tâm chấp ngã

Author: Tuấn Kiệt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *